Đào tạo, sát hạch, cấp GPLX
Cải cách hành chính
Thông báo luồng

 

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 1

  • Hôm nay 1035

  • Tổng 1.585.428

V/v tăng cường bảo đảm trật tự ATGT đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Thời gian qua, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông đường thủy giảm, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân ngày một nâng cao. Để tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh, ngày 14/6/2021 UBND tỉnh đã có Công văn số 977/UBND-XDCB gửi các đơn vị, địa phương, trong đó yêu cầu:

1. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Bình chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên hệ thống thông tin đại chúng để thu hút sự quan tâm hưởng ứng của toàn xã hội, làm chuyển biến về nhận thức và hành động của các cá nhân và tổ chức, tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa giao thông đường thủy nội địa an toàn, văn minh và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với Bình yên sông nước”.

2. Công an tỉnh chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, các ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra trên các tuyến sông, các bến thủy nội địa, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, về giấy phép hoạt động của bến, về điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; có kế hoạch kiểm tra và xử lý vi phạm ngoài giờ hành chính, để nâng cao hiệu quả công tác.

3. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tham mưu, đề xuất kêu gọi xã hội hóa thành lập cơ sở đào tạo đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa hoặc liên hệ với các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa để tổ chức các lớp học nhằm tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia học và được cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn đúng quy định.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Kiểm tra, rà soát tất cả các bến thuỷ nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn đã có giấy phép hoạt động nhưng quá hạn, có văn bản chấp thuận chủ trương xây dựng bến đã quá hạn, bến không có giấy phép hoạt động, không bố trí đầy đủ hệ thống báo hiệu, phương tiện không có giấy đăng ký, giấy chứng nhận ATKT và BVMT, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định để xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời, yêu cầu các tổ chức, cá nhân khẩn trương khắc phục các tồn tại hạn chế.

- Nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ, người đứng đầu phòng, ban chuyên môn cấp huyện trong thực thi công vụ. Đề cao việc kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương cấp xã; thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở chủ phương tiện, người lái phương tiện chở đúng tải trọng, số người cho phép, trang bị đầy đủ trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, hướng dẫn hành khách mặc đầy đủ áo phao và thực hiện các thao tác an toàn trong quá trình tham gia giao thông, nhất là vào giờ cao điểm, thời tiết xấu nhằm đề phòng, ngăn chặn tai nạn đáng tiếc xảy ra. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn quản lý.

- Thực hiện đăng ký phương tiện thuỷ nội địa theo phân cấp quy định tại Điều 8, Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đăng ký phương tiện thuỷ nội địa. Đề nghị những người chưa có bằng, chứng chỉ lái phương tiện hoặc có bằng, chứng chỉ lái phương tiện nhưng chưa phù hợp đăng ký tham gia các lớp đào tạo, sát hạch để được cấp bằng, chứng chỉ lái phương tiện, đảm bảo đúng quy định trong quá trình hoạt động./. 

Các tin khác