Đào tạo, sát hạch, cấp GPLX
Cải cách hành chính
Thông báo luồng

 

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 408

  • Tổng 1.745.364

Một số giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ

Font size : A- A A+

Tai nạn giao thông là một trong những vấn đề nhức nhối, gây bức xúc cho toàn xã hội, tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Qua thực tiễn đấu tranh trên mặt trận bảo đảm TTATGT chúng tôi nhận thấy việc phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ có một vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng.

 

QCó thể nói rằng, cùng với việc phát triển dân số, phương tiện giao thông ngày càng gia tăng; trình độ dân trí và ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân tỉnh ta từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, tính tự do tuỳ tiện, cẩu thả trong hoạt động giao thông, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về ATGT của một số bộ phận người dân vẫn chưa cao. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT).

 

Qua số liệu thống kê hậu quả của tai nạn giao thông đưa lại vô cùng bi thảm. Bình quân trong 5 năm gần đây mỗi năm trên địa bàn tỉnh ta xảy ra trên 500 vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng 200 người và 450 người phải mang thương tật suốt đời.
 
Lâu nay các cơ quan chức năng bằng nhiều giải pháp khác nhau với nhiều hình thức thực hiện khác nhau trên cơ sở quy định của pháp luật Nhà nước để nhằm hạn chế TNGT. Tuy nhiên, đó chỉ mới là trách nhiệm thực hiện của những người thực thi luật pháp, về ý thức tham gia giao thông của người dân vẫn còn hạn chế, dẫn đến những hậu quả khó lường mà hàng ngày, hàng giờ chúng ta đã chứng kiến trên thực tế. Để hạn chế và từng bước đẩy lùi TNGT vấn đề đặt ra là cần làm tốt khâu phòng ngừa, tạo sự chuyển biến ý thức tự giác chấp hành pháp luật về ATGT cho người tham gia giao thông.
 
Biện pháp hàng đầu là, tăng cường tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức cho người dân, để họ hiểu các quy định của Luật Giao thông đường bộ, từ đó người tham gia giao thông có hành động đúng đắn mỗi khi tham gia giao thông.
 
Công tác tuyên truyền cần tập trung làm rõ các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, để cho người tham gia giao thông hiểu biết không để xảy ra vi phạm. Phổ biến là hành vi của người điều khiển xe mà trong máu hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; chạy quá tốc độ quy định; đi không đúng phần đường quy định; điều khiển xe lạng lách đánh võng; không đội mũ bảo hiểm theo quy định; vượt xe trong các trường hợp cấm vượt hoặc điều khiển xe chuyển hướng đột ngột ngay trước đầu xe khác...
 
Về phương pháp tuyên truyền cần đổi mới, trong đó cần huy động nhiều lực lượng, nhiều tổ chức, nhiều cơ quan, ban, ngành cùng vào cuộc. Thời gian qua lực lượng CSGT phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền pháp luật về TTATGT đến thôn, bản, khu phố, vận động các hộ gia đình ký cam kết về việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Coi việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ và ý thức tham gia giữ gìn TTATGT là một tiêu chuẩn của phong trào thi đua cơ sở, xây dựng gia đình văn hoá, khu phố văn hoá.
 
Trong 8 tháng đầu năm 2013, Phòng CSGT Công an tỉnh đã phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đài PT-TH Quảng Bình tổ chức chung kết cuộc thi "Công nhân viên chức lao động Quảng Bình với ATGT", tổ chức vòng loại cuộc thi "Điểm đến an toàn", tổ chức điểm tin hằng ngày trên sóng PT-TH, xây dựng chuyên mục ATGT hàng tháng, tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và ký cam kết chấp hành pháp luật đến tận người dân các xã và các trường học dọc tuyến quốc lộ 1A, 12A, đường Hồ Chí Minh; tổ chức in 3.500 tờ rơi tuyên truyền về TTATGT với các nội dung tuyên truyền như quy định tốc độ của các loại xe cơ giới, tác hại của rượu, bia và hiểm họa TNGT, thời gian làm việc của lái xe...
 
Một biện pháp phòng ngừa rất quan trọng nữa là tăng cường công tác tuần tra kiểm soát. Qua thực tiễn việc tuần tra kiểm soát giao thông vừa là nhiệm vụ cơ bản vừa là phương thức hoạt động chủ yếu của lực lượng CSGT để tuyên truyền răn đe giáo dục các đối tượng tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ.
 
Để công tác tuần tra kiểm soát phát huy hiệu quả, trong thời gian tới lực lượng CSGT cần kết hợp chặt chẽ giữa tuần tra kiểm soát công khai với tuần tra kiểm soát có hoá trang, tuần tra kiểm soát lưu động với dừng xe tại một điểm, đột xuất, bất ngờ, khép kín địa bàn, khép kín thời gian. Việc xử lý nghiêm, xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm nhằm phát huy tác dụng phòng ngừa TNGT.
 
Trong 7 tháng đầu năm 2013, lực lượng chức năng đã tổ chức được 7.260 ca tuần tra kiểm soát với 27.984 lượt cán bộ chiến sỹ tham gia; lập biên bản xử lý 25.920 trường hợp, thu tiền qua Kho bạc Nhà nước gần 20 tỷ đồng. Nhờ vậy đã góp phần hạn chế TNGT xảy ra.
 
Từ thực tế của công tác tuần tra cho thấy, một trong những hành vi có nguy cơ gây TNGT cao là vi phạm tốc độ. Khuyến cáo của các chuyên gia trên lĩnh vực ATGT thế giới rằng nếu đi với tốc độ chậm sẽ giảm được 50-70% số vụ tai nạn và giảm trên 80% thương vong. Theo đó, nếu đi với tốc độ 70km/h thì sự va đập của phương tiện tăng gấp 2 lần so với tốc độ 50km/h; tốc độ 87 km/h va đập tăng lên gấp 3 lần so với tốc độ 50km/h, tốc độ 100km/h sự va đập tăng lên gấp 4 lần so với tốc độ 50km/h...
 
Lực lượng CSGT cần thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp, chiến thuật tuần tra kiểm soát giao thông trên cơ sở đổi mới phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ để tăng cường khả năng ứng trực, cơ động nhanh. Việc xử lý cần được tiến hành kiên quyết, dứt điểm; cần kết hợp giữa giáo dục, thuyết phục với xử lý nghiêm các vi phạm nghiêm trọng theo đúng quy định của pháp luật và một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên lĩnh vực TTATGT là không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ chiến sỹ CSGT.
 
Theo Báo Quảng Bình

 

More